Chuyên gia Ấn Độ cho rằng để đối phó với sự mất cân bằng trong khu vực, tránh nguy cơ để một nước như Trung Quốc trở thành siêu cường, thì các nước châu Á - Thái Bình Dương cần tự nâng cao khả năng của mình để tìm kiếm thỏa thuận phù hợp lợi ích chung.

425 1 Ly Do Chuyen Gia An Do Lo Trung Quoc Tro Thanh Sieu Cuong Thong Tri Chau A

Tổng thống Mỹ Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Ông Pundi Srinivasa Raghavan, Chủ tịch Hội đồng tư vấn an ninh quốc gia Ấn Độ, cựu đại sứ Ấn Độ tại Nga, cho biết: các nước châu Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần tăng cường khả năng kinh tế và phòng thủ của mình, bởi Trung Quốc có thể trở thành siêu cường thống trị châu Á - Thái Bình Dương.

Phát biểu bên lề của Hội nghị châu Á thuộc câu lạc bộ thảo luận quốc tế "Valdai", ông Raghavan nhấn mạnh:

"Trung Quốc hiện quá lớn mạnh, không quốc gia nào (từ các nước châu Á) sẽ có thể kiềm chế Trung Quốc hay tham gia vào cuộc đối đầu với nước này, do đó các nước khác nên tăng khả năng của họ để Trung Quốc không thể trở thành siêu cường thống trị duy nhất trong khu vực.

Ngoài ra nhóm các quốc gia, trong khuôn khổ hợp tác của họ, sẽ cần nâng cao từng khả năng của mình, chúng ta phải tránh đối đầu, nhưng cố gắng xây dựng năng lực vì lợi ích an ninh chung".

Ông nhấn mạnh rằng trong trường hợp "nếu một quốc gia ở bất kỳ khu vực nào trở nên quá mạnh và sự chênh lệch quá rõ ràng, sẽ dẫn tới sự mất ổn định".

"Khi đó cần tăng cường khả năng của các nước láng giềng lên một mức tương đương, sau đó các nước có thể tạo ra cơ chế và tìm kiếm các thỏa thuận phù hợp lợi ích chung của họ.

Chúng tôi biết rằng Trung Quốc đang phát triển kinh tế, đó là một đất nước lớn và mạnh, nhưng chúng tôi cũng muốn có hành động trong khu vực để làm sao cho lợi ích của chúng tôi được tôn trọng, và không chỉ chúng tôi, các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga đều có thể", chuyên gia nhấn mạnh. Nhà ngoại giao cũng bày tỏ ý kiến rằng ở giai đoạn này khu vực đang phải đối mặt với toàn bộ vấn đề phức tạp, và mỗi vấn đề đòi hỏi cách tiếp cận đặc biệt để giải quyết, cố giải quyết mọi thứ cùng một lúc là không hợp lý.

"Không có một giải pháp duy nhất nào để đối phó với các mối đe dọa, mỗi vấn đề cần có cách tiếp cận riêng. Ví dụ như, các mối đe dọa kinh tế hiện đang phát sinh từ cuộc đối đầu thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và chính những mối đe dọa này đang gia tăng do các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Nga, tất nhiên, là cả Iran, đều rất quan trọng.

Những vấn đề này đòi hỏi phải có các biện pháp riêng", ông Raghavan nói.

Theo ông, "một mối đe dọa khác có thể kể đến đó là: khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương không có kiến trúc an ninh thích hợp, những gì chúng ta có ngày hôm nay đã được tạo ra trong Chiến tranh Lạnh, khi Hoa Kỳ muốn tấn công Liên Xô, nhưng ngày nay không còn Liên Xô, và Trung Quốc là một người chơi mạnh trong khu vực, do đó, cần phải tìm kiếm một sự cân bằng mới".

Trí Đức (Lược dịch)

Nguồn: infonet.vn


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài