Gần đây, một đoạn phim được lan truyền trên khắp cộng đồng mạng gây xôn xao dư luận và cũng khiến người ta đặt câu hỏi về sự tuột dốc về đạo đức ở Trung Quốc.

Đoạn phim ghi lại cảnh một người phụ nữ tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đang băng qua đường thì bị một chiếc taxi đâm phải khiến cô ngã lăn giữa đường, sau đó cô đã ngẩng đầu để cầu cứu nhưng không một người nào dừng lại giúp đỡ. Kết quả là 1 phút sau một chiếc xe khác chạy đè lên khiến người phụ nữ này không bao giờ tỉnh lại nữa.

425 1 Nguoi Phu Nu Bi Dam Xe Khong Ai Cuu Giup Canh Tuong 1 Phut Sau That Dang So

Ngày 21/4, tờ Thanh Niên của Trung Quốc đưa tin, 20 năm qua, ở ngã tư giao lộ giữa đường Giải Phóng và phố Học Viện thuộc thị xã Trú Mã Điếm, tỉnh Hà Nam chỉ có vạch kẻ đường mà không có đèn giao thông. Tại địa điểm này đã xảy ra vụ tai nạn khiến một người phụ nữ bị chết và hai người đàn ông lái hai chiếc xe gây tai nạn đã bị đưa ra trước công lý.

Sau khi xem xong video, một người không khỏi thốt lên: “Thật là muốn giúp đỡ nhưng lại không thể giúp.” Một người khác chia sẻ: “Nếu sống tại Trung Quốc thì bạn chỉ có thể cầu mình đừng gặp phải chuyện không may bởi không chắc sẽ gặp được người giúp đỡ.” Thậm chí một cư dân mạng với nick name 60sunsetred nói trên mạng xã hội: “Người Trung Quốc đã đạt tới ngưỡng vô đạo đức nhất của mình”.

Câu chuyện trên không phải là một chủ đề mới mẻ, báo chí cũng đã từng đưa rất nhiều câu chuyện tương tự xảy ra ở Trung Quốc. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao người Trung Quốc ngày nay lại vô cảm đến vậy?

Không dễ để giải thích tường tận nguyên nhân đã dẫn đến một “hiện tượng xã hội”, ở đây chúng tôi xin đưa ra một nguyên nhân từ góc độ lịch sử được các học giả lý giải.

Người Trung Quốc xưa kia vốn có tín ngưỡng rất cao, có chuẩn mực đạo đức nhất định, đó là do văn hóa truyền thống còn in đậm trong tư tưởng như ‘’nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” của Nho Gia. Người Trung Quốc kính ngưỡng thiên địa quân thân sư (tức trời đất, vua, cha mẹ và thầy). Nền văn hóa cổ truyền Trung Quốc tin rằng làm điều thiện có thiện báo, làm điều ác gặp ác báo.

Thế nhưng vào thời kỳ Cách mạng văn hóa được khởi xướng vào năm 1966 đã chủ trương phá tan văn hóa truyền thống của Trung Quốc và đốt cháy toàn bộ di sản tinh hoa của đất nước. Những di sản này bị khép vào tội là những vật thể của “chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xét lại” nên phải tiêu hủy.

Các đền chùa của Phật giáo, Đạo giáo, các bức tượng Phật, các danh thắng cổ tích, các bức thư pháp, các tác phẩm mỹ thuật hội họa và đồ cổ, sách vở về văn hoá truyền thống… đã trở thành những mục tiêu phá hoại.

425 2 Nguoi Phu Nu Bi Dam Xe Khong Ai Cuu Giup Canh Tuong 1 Phut Sau That Dang So

Đề tự “Thanh Hoa Viên” trong miếu thờ Đại học Thanh Hoa bị đập nát. (Ảnh: Internet)

Sau khi ‘Cách mạng văn hóa’ tại Trung Quốc phá hủy văn hóa dân tộc, cắt liên hệ với trời đất, con người không còn tin vào nguyên lý “thiện giả thiện báo, ác giả ác báo” thì đạo đức người Trung Quốc càng ngày càng tụt trên dốc lớn, khiến người với người trở thành vô cảm.

Không chỉ quan hệ giữa con người với nhau là vô cảm, mà toàn bộ xã hội cũng đều trở thành giả tạo.

Một xã hội coi tiền bạc là tối thượng, mọi người đều chạy theo lợi, chỉ vì tiền mà bất chấp cả nhân cách và nhân tính; đây cũng chính là hiện tượng phổ biến tại Trung Quốc ngày nay. Hiện nay những thứ giả lan tràn khắp nơi, nào là thương hiệu giả, thuốc lá giả, rượu giả, văn bằng giả, sữa giả, trứng gà cũng giả, thậm chí cả nghiên cứu khoa học cũng toàn là giả… khiến xã hội Trung Quốc ngày bay biến thành một xã hội lừa đảo, chỉ chạy theo lợi mà bất chấp lương tâm, thấy người gặp nạn không cứu, con người sống với nhau thờ ơ lạnh nhạt… Thật đáng sợ và ngẫm nghĩ lại căn nguyên thì vô cùng đáng buồn và đáng tiếc!

▼ Hẳn sẽ khiến bạn chết lặng khi xem xong video này.

San San


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài