Bảo quản trứng không đúng cách, không rửa sạch trứng trước khi chế biến có thể khiến người ăn nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc, tiêu chảy... gây hại cho cơ thể.

Trứng hai lòng bổ hơn

Hiện nay, rất nhiều người vẫn tin rằng trứng hai lòng đỏ sẽ rất bổ vì nhiều dinh dưỡng. Cũng vì vậy, mà không ít phụ nữ mang thai, có con nhỏ, người có sức khỏe yếu tìm mua cho được trứng hai lòng.

Theo Ths.BS Doãn Thị Tường Vi, Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng lâm sàng trứng hai lòng đỏ có giá trị dinh dưỡng tương đương với trứng bình thường.

Trứng có hai lòng đỏ cholesterol sẽ tăng lên và lòng trắng (chất Lecithin) sẽ giảm đi. Không nên ăn quá nhiều trứng hai lòng vì có thể đưa một lượng lớn cholesterol vào cơ thể.

"Đặc biệt, với người rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa không nên dùng trứng hai lòng là thực phẩm để bồi bổ. Trứng hai lòng không bổ hơn trứng thường. Nhưng nếu ăn nhiều trứng hai lòng sẽ không tốt, không chỉ ảnh hưởng tới bệnh lý mà còn là vấn đề hấp thu của cơ thể", bác sĩ Tường Vi khẳng định.

425 1 Trung Rat Tot Nhung Co The Bien Thanh Doc Neu An Theo Cach Nay

Trứng hai lòng không bổ hơn trứng thường, ảnh minh họa.

Cũng theo bác sĩ Tường Vi, trứng 2 lòng chỉ là hiện tượng sinh sản bình thường của gia cầm. Cơ thể con vật cũng rụng hai trứng do vậy, gia cầm đẻ trứng hai lòng đỏ là chuyện bình thường.

Thông thường noãn hoàn từ buồng trứng rụng xuống, đi qua ống dẫn trứng và quá trình cấu tạo quả trứng diễn ra tại đây, bổ sung lòng trắng và một số chất cần thiết, đến cuối ống dẫn trứng mới hình thành vỏ cứng và được sinh ra ngoài, kết thúc chu trình đẻ trứng trong vòng 24 tiếng.

Ở những con gà, vịt mới bước vào giai đoạn đẻ trứng, quá trình này chưa hoàn chỉnh nên sẽ làm chậm lại và khi quả trứng thứ nhất chưa kịp hình thành vỏ cứng thì lòng đỏ thứ hai lại rơi xuống, tạo thành quả trứng hai lòng đỏ.

Không rửa sạch trứng trước khi chế biến

Bác sĩ Tường Vi cho hay, trên bề mặt vỏ trứng có những lỗ khí nên các vi khuẩn, vi rút, bụi, nấm mốc có thể thẩm thấu vào bên trong quả trứng gây hại cho cơ thể.

Gà, vịt khi đẻ trứng ra trên bề mặt vỏ có một lớp nhầy để bảo vệ, nhưng lớp màng nhầy này lại rất dễ bị dính phân. Trong phân gia cầm có chứa rất nhiều vi khuẩn khác nhau, trong đó có cả Salmonella.

Khi ăn vào cơ thể có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn xuất hiện sau 12 - 36 giờ sau ăn trứng bị nhiễm Salmonella. Các triệu chứng thường kéo dài từ 2 - 7 ngày.

"Khi mua trứng tại chợ hoặc trứng gia cầm của gia đình, cần phải lưu ý rửa thật sạch khi chế biến (rán, xào, luộc, ốp…). Chỉ ăn trứng khi đã chín, không nên ăn trứng trần, trứng sống nguy cơ nhiễm vi khuẩn, vi rút cao gây hại cho sức khỏe", bác sĩ Tường Vi cho hay.

Không tích lũy trứng quá 4 tuần trong tủ lạnh

Trứng gia cầm của nhà sau khi đẻ, rửa sạch để ráo nước có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 4 tuần. Không nên để trứng trong tủ quá lâu sẽ hỏng và biến chất.

425 2 Trung Rat Tot Nhung Co The Bien Thanh Doc Neu An Theo Cach Nay

Trứng trước khi chế biến cần rửa sạch, ảnh minh họa.

Đối với trứng mua ngoài chợ, mua ngày nào nên ăn ngày đó không nên bảo quản trong tủ lạnh. Bởi vì, trứng bán ngoài chợ chúng ta không biết được có phải trứng gia cầm mới đẻ hay không. Trứng bán ngoài chợ, phơi nắng độ đảm bảo tươi cũng không còn.

Bác sĩ Từng Vi khuyến cáo: "Trước khi, bảo quản trứng cần phải rửa thật sạch, lau khô nước.Lưu ý phải rửa trứng dưới vòi nước, không rửa trong chậu để tránh nước quẩn. 

Nếu không rửa sạch trứng khi cho vào tủ lạnh sẽ biến tủ lạnh thành ổ vi khuẩn ô nhiễm cho các thực phẩm khác. Do phân gà vịt bám trên vỏ trứng có rất nhiều vi khuẩn gây độc cho cơ thể".

Ăn trứng như thế nào để khỏe

Theo bác sĩ Tường Vi hiện nay có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về trứng và sức khỏe. Thực phẩm chỉ tốt nếu ăn hợp lý và trứng cũng vậy. Với người mắc bệnh lý rối loạn chuyển hóa có thể ăn 1-2 quả/tuần, người khoảng 4-5 quả/tuần. Ăn trứng đã chín kỹ để đảm bảo an toàn về sinh.

theo Trí Thức Trẻ


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài