Những thói quen tưởng vô hại như kéo khẩu trang xuống cằm, đeo tạm vào khuỷu tay hoá ra đang góp phần làm lây nhiễm COVID-19.

Khi nhắc đến những thói quen xấu, tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng có một số thói quen khá ghê, như ngoáy mũi hay hỉ mũi ra chỗ công cộng.

Nhưng vấn đề không chỉ nằm ở những hành vi thô thiển như vậy. Theo trang CNA (Singapore), có một số thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại ảnh hưởng tới sức khoẻ trong thời đại dịch COVID-19.

425 1 Keo Khau Trang Xuong Cam Deo Vao Khuyu Tay   Thoi Quen Xau Lam Lay Lan Covid 19

Chẳng hạn như việc đeo khẩu trang, hành vi mà tất cả chúng ta đều đã quen thuộc. Có một số thói quen xấu đi kèm với nó, như kéo khẩu trang xuống dưới cằm trước khi ăn uống, hoặc treo khẩu trang vào khuỷu tay.

Bác sĩ đa khoa người Singapore Grace Huang cho biết: “Đeo khẩu trang ở khuỷu tay hoặc cằm đều là thói quen không tốt và làm mất đi ý nghĩa của việc đeo khẩu trang là bảo vệ hoặc giảm nguy cơ lây nhiễm virus”.

Tiến sĩ Catherine Ong, chuyên gia tư vấn của bộ phận bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, cho hay bề mặt của khẩu trang thường chứa vi khuẩn. Với một người nhiễm bệnh, các phần tử virus sẽ tích tụ trên bề mặt khẩu trang tiếp xúc với da mặt.

"Hơn nữa, khẩu trang thường bị làm ẩm bởi các giọt nước bọt và dịch hô hấp, khiến cho bề mặt bên trong của nó càng thuận lợi hơn để virus tồn tại so với một bề mặt khô”, bà Catherine Ong cho biết.

Theo Tiến sĩ Grace Huang, mặt ngoài của khẩu trang cũng không ổn hơn, vì nó được bao phủ bởi vi khuẩn, virus và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. “Khéo khẩu trang xuống cằm có nghĩa là bề mặt ngoài của khẩu trang có thể tiếp xúc với mặt, có thể là môi dưới của bạn, lây lan các mầm bệnh trực tiếp đến miệng và mặt của bạn”, bác sĩ Huang khuyến cáo.

Trong khi đó, việc đeo tạm khẩu trang lên cánh tay hay khuỷu tay để thuận tiện khi tập thể dục, nhưng đó không phải là cách làm hay.

Mặc dù mồ hôi không được biết đến là làm lây lan COVID-19, nhưng khi đổ mồ hôi, bạn có thể vô tình chạm vào mặt, làm tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh từ tay hoặc cánh tay sang mắt, mũi, miệng.

425 2 Keo Khau Trang Xuong Cam Deo Vao Khuyu Tay   Thoi Quen Xau Lam Lay Lan Covid 19

Đeo tạm khẩu trang vào tay khi không dùng đến cũng có thể khiến bạn nhiễm virus. Ảnh: CNA

Ngược lại, bạn cũng có thể đưa vào miệng nhiều mầm bệnh hơn khi đeo khẩu trang lại. “Bạn đang lây lan mầm bệnh một cách hiệu quả từ cánh tay, bộ phận có thể đã chạm vào nhiều bề mặt thông thường, sang mũi và miệng của mình”, Tiến sĩ Huang nói.

Vậy thì cách tốt nhất để giữ khẩu trang khi bạn đang chạy bộ là gì?

Theo bác sĩ Huang, “lựa chọn tốt nhất là nên có một chiếc túi zip sạch để bảo vệ khẩu trang khỏi tác động của môi trường bên ngoài”.

“Nếu chúng ta có thể mang theo điện thoại và thẻ ngân hàng bên mình, thì việc thêm một chiếc túi khoá Zip nhỏ có thể nhét vừa túi hay ví chỉ là vấn đề tạo thói quen”.

Bạn cũng sẽ sai lầm khi nghĩ rằng đặt khẩu trang lên ví hoặc điện thoại, thay vì đặt trực tiếp lên mặt bàn là một động thái hợp vệ sinh hơn.

“Ví và điện thoại có lẽ là những đồ vật bẩn nhất mà chúng ta sở hữu. Chúng ta chạm vào các bề mặt bên ngoài, sau đó dùng điện thoại và ví, khiến chúng nhiễm bẩn. Lựa chọn an toàn nhất vẫn là một hộp đựng hoặc giá đỡ khẩu trang sạch, không tiếp xúc với bụi bẩn và mầm bệnh”.

Tiến sĩ Huang cho biết, các loại khẩu trang vải tái sử dụng sẽ không chịu được nước, có thể dễ dàng thấm mồ hôi hoặc bất kỳ chất lỏng nào mà nó tiếp xúc. Vì vậy những chiếc khẩu trang này hoạt động giống như bọt biển, thấm hút chất lỏng từ cánh tay, hoặc cằm, rồi chuyển nó vào miệng và mũi khi bạn đeo trở lại.

“Khẩu trang y tế dùng một lần có khả năng kháng nước và lọc tốt hơn khẩu trang vải tái sử dụng. Tuy nhiện, các loại khẩu trang giấy dùng một lần sẽ không có hiệu quả tương tự”.

Nguồn: baotintuc


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài


Deprecated: htmlspecialchars(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /var/www/vhosts/tapchicanada.com/httpdocs/modules/mod_search/mod_search.php on line 44