Đối với con người mà nói, mùa đông dương khí ẩn náu tại thận, đối với thực vật mà nói, mùa đông dương khí trữ tàng tại phần gốc (rễ). Do đó, mùa đông ăn phần củ của thực vật thì sẽ lợi dụng được tối đa năng lượng của mẹ thiên nhiên để bổ sung dương khí, đáp ứng nhu cầu hoạt động sinh lý của cơ thể, dự phòng thận dương khuyết tổn, chống lạnh hiệu quả, tăng cường sức khỏe cơ thể.
Có thể rất nhiều người đều từng nghe nói “Xuân ăn hoa, hè ăn lá, thu ăn quả, đông ăn củ”, đây chính là lý luận “thiên- nhân tương ứng” mà Trung y luôn nói tới. Mùa xuân là mùa hoa nở, hoa là bộ phận nơi sức sống của sinh mệnh thực vật vượng thịnh nhất; mùa hè là mùa cành lá xum xuê rậm rạp, lá và cành là bộ phận nơi sức sống của sinh mệnh thực vật vượng thịnh nhất; mùa thu là mùa thu hoạch, quả là bộ phận nơi năng lượng thực vật tồn trữ nhiều nhất; mùa đông là mùa thu tàng ẩn náu, phần gốc là bộ phận năng lượng thực vật tồn trữ nhiều nhất.
Mùa đông năng lượng thực phẩm dự trữ phần nhiều ở củ. (Ảnh: wikiphunu.vn)
Ở đây ý nói là, cần ăn thực phẩm phù hợp theo mùa mới có thể tận dụng quà tặng từ mẹ thiên nhiên cách tối đa. Mùa đông, là mùa lượng lớn rau củ được bày bán, rau củ là chỉ rau mà dùng phần rễ củ, bao gồm khoai lang, củ cải, sơn dược (củ mài), khoai tây… so với các loại rau khác mà so sánh, ở củ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật là thấp nhất, giá rẻ đồ ngon, mà lại giá trị dinh dưỡng phong phú.
Khoai lang
Bổ hư thiếu, ích khí lực, kiện tỳ vị, cường thận âm, trong khoai lang có chứa vitamin A, B, C, E cho đến Kali, sắt, đồng, selen, canxi… hơn 10 loại nguyên tố vi lượng, giá trị dinh dưỡng rất cao.
Khoai lang giúp ích khí, kiện tỳ vị. (Ảnh: heal01.com)
Mùa đông ăn chút khoai lang, có thể gìn giữ sự đàn hồi của huyết quản, hơn nữa trong khoai lang chứa lượng lớn xơ thực phẩm, có thể kích thích đường ruột, tăng cuờng nhu động, thông tiện (đại tiện) bài độc, đặc biệt đối với táo bón ở người cao tuổi có hiệu quả tương đối tốt. Ngoài ra, có nghiên cứu chỉ ra, khoai lang có tác dụng chống ung thư rất tốt, hiệu quả đứng đầu trong những thực phẩm chống ung thư.
Củ cải
Ăn chín ngọt như khoai, ăn sống giòn như lê, bệnh cũ tiêu ngưng trệ, công hiệu thật diệu kỳ. Trong Bản thảo cương mục có nói củ cải có thể “đại hạ khí, tiêu cốc hòa trung, khu tà nhiệt khí”.
Dân gian cũng có cách nói:
“Đông ăn củ cải hè ăn gừng, khỏi cần bác sỹ khai dược phương”. Thành phần dinh dưỡng của củ cải phong phú, có chứa đường và nhiều loại vitamin, trong đó hàm lượng vitamin C cao hơn lê gấp 8- 10 lần.
Củ cái trắng giúp bài trừ độc tố trong cơ thể. (Ảnh: My pham sakura)
Trong củ cải còn chứa khoáng chất và chất đạm. Củ cải không chứa Axit oxalic, không chỉ không thể kết hợp với canxi trong thực phẩm, ngược lại càng có lợi cho hấp thụ canxi. Vitamin nhóm B và khoáng chất kali, magiê… trong củ cải có thể tăng cường nhu động ruột dạ dày, giúp bài trừ chất thải trong cơ thể.
Sơn dược (củ mài)
Ích thận khí, kiện tỳ vị, cầm tiêu chảy, hóa đàm dãi, sơn dược có chứa chất amylase, polyphenol oxidase… có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thụ của tỳ vị. Sơn dược còn chứa protein có tính chất “nhầy” (glycoprotein), có tác dụng làm hạ đường huyết, thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường sử dụng. Còn có tài liệu nước ngoài báo cáo, sơn dược có thể phòng ngừa tăng sản (phì đại) tuyến tiền liệt một cách hiệu quả.
Củ mài ích thận khí, hạ đường huyết. (Ảnh: qiubaotong.com)
Khoai tây
Hòa vị điều trung, kiện tỳ ích khí, trong khoai tây có chứa lượng lớn vitamin B và C… đối với điều trị viêm loét dạ dày, táo bón có hiệu quả nhất định. Nó cũng có thể ngăn chặn sự tích tụ chất béo trong hệ thống tim mạch và duy trì tính đàn hồi của mạch máu, giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của xơ vữa động mạch. Ngoài ra, khoai tây cắt thành lát mỏng đắp ngoài, có thể loại bỏ phù nề tốt.
Khoai tây ngăn chặn tích tụ chất béo trong tim mạch. (Ảnh: Blog Adayroi.com)
Củ sen
Kiện tỳ, thanh nhiệt nhuận phế, củ sen cũng là một trong những thực phẩm phổ biến vào mùa đông, củ sen tươi chứa đến 20% carbohydrate, protein, hàm lượng các loại vitamin, khoáng chất cũng rất phong phú. Làm salad củ sen hoặc chần qua nước sôi ăn sống, có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế.
Tuy nhiên, vào mùa đông, người ta thường quen ăn củ sen chín. Củ sen sau khi được nấu chín là có tính ôn (ấm), có thể kiện tỳ khai vị. Củ sen chín và xương sườn nấu với nhau, còn có tác dụng bổ tâm sinh huyết. Khi ăn lẩu cho vào chút củ sen, không chỉ có thể bổ sung cho rau xanh, còn có thể ăn thay cơm do nhiều tinh bột.
Củ sen tốt cho phế và hệ tiêu hóa. (Ảnh: canthiepsomtw.edu.vn)
Đậu phộng
Chống oxy hóa, chống lão hóa, trong nhân đậu phộng giàu protein 24.8g ~ 30g/100g, cao hơn thịt, còn chứa 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể, mà tỷ lệ rất hợp lý. Đặc biệt, hàm lượng lysine cao hơn hạt ngũ cốc thông thường, vì vậy phối hợp với ngũ cốc, có thể nâng cao tỷ lệ hấp thu protein của ngũ cốc.
Trong nhân đậu phộng hàm lượng chất béo phong phú, đặc biệt giàu axit béo không no, có thể ức chế hấp thu cholesterol toàn phần và lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL-C:cholesterol xấu), có tác dụng tốt về phòng, chống bệnh tim mạch.
Đậu phộng bảo vệ tim mạch. (Ảnh: Service Plus)
Đậu phộng cũng giàu choline, lecithin, chất xơ và các chất khác, và vitamin E, niacin, axit folic, vitamin B1, vitamin B2, canxi, sắt, kẽm, selen, đồng… 13 loại vitain và 26 loại khoáng chất. Ví dụ, hàm lượng vitamin E phong phú có thể bảo vệ tế bào khỏi sự nguy hiểm của các gốc tự do, chống oxy hóa, chống lão hóa.
Ngoài các chất dinh dưỡng, đậu phộng cũng rất giàu chất hóa học thực vật, như sterol thực vật, saponin, resveratrol, chất chống oxy hóa, đặc biệt là hàm lượng resveratrol cao hơn nho nhiều lần, đối với phòng chống bệnh tiểu đường, béo phì có tác dụng nhất định.