Ngày nay, hầu hết mọi người đều nghĩ các doanh nhân Mỹ đã luôn ủng hộ cạnh tranh tự do, ít nhất là trên lý thuyết.

Nhưng trong thời kỳ bùng nổ công nghiệp sau Nội chiến, những cuộc nổi dậy quan trọng nhất chống lại chủ nghĩa tư bản thị trường tự do không bắt nguồn từ các nhà cải cách hay nhà tư tưởng nhiệt huyết mà từ các doanh nhân không thể kiểm soát những biến động điên cuồng của thị trường.

Trong một nền kinh tế không được điều chỉnh, họ phải tự ứng biến trước quy luật trò chơi mà họ tham gia. Khó chịu trước việc sản xuất dư thừa trong ngành công nghiệp dầu mỏ thời kỳ đầu, Rockefeller đã chế giễu không mệt mỏi “những người say mê học thuật” và “những người đa cảm” mong muốn kinh doanh tuân theo các mô hình cạnh tranh có trật tự.

Cũng giống nhiều người cùng thời, Rockefeller không nhận thấy họ có tiềm năng xây dựng những ngành công nghiệp to lớn, lâu dài trong nền kinh tế bất ổn bị sự suy thoái làm cho gián đoạn, giảm phát và các chu kỳ bong bóng kinh tế dễ bùng nổ, vì thế ông đã quyết định chinh phục thị trường thay vì liên tục phản ứng lại tín hiệu giá cả bất ổn của chúng.

Do đó, Rockefeller và những người đứng đầu ngành công nghiệp khác đã âm mưu xóa bỏ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh nhằm ủng hộ chủ nghĩa tư bản độc quyền mới

Chủ nghĩa tư bản độc quyền

Từ cuộc phỏng vấn riêng kéo dài suốt ba năm giữa ông và William O. Inglish vào những năm 1910, rõ ràng Rockefeller đã dành nhiều năm suy ngẫm về việc bảo vệ học thuyết chủ nghĩa độc quyền.

Những nhận xét của ông rời rạc, không thể hợp thành một hệ thống toàn diện, nhưng chúng cho thấy ông đã đưa ra một đề tài tư tưởng thỏa thuận vô cùng thông minh, nhiều hơn những gì người ta có thể tưởng tượng.

Ông biết mình đã theo đuổi một nguyên tắc mới mẻ lớn lao, và nổi lên như một nhà tiên tri về sự phân chia mới trong lịch sử kinh tế. Như ông nói: “Đó là trận chiến của ý tưởng mới về hợp tác chống lại sự cạnh tranh, và có lẽ không lĩnh vực kinh doanh nào cần hợp tác hơn là kinh doanh dầu mỏ".

Logic của Rockefeller rất đáng để xem xét. Như ông khẳng định, nếu Standard Oil là nhà sản xuất chi phí thấp, hiệu quả ở Cleveland, tại sao ông không ngồi chờ các đối thủ phá sản? Tại sao ông phải dùng đến một khoản chi phí khổng lồ để thôn tính các đối thủ và chia nhỏ các nhà máy lọc dầu của họ để cắt giảm công suất?

Theo mô hình lý thuyết chuẩn về cạnh tranh, khi giá dầu thấp hơn chi phí sản xuất, các nhà lọc dầu cần cắt giảm chi phí và đóng cửa nhà máy. Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ không tự điều chỉnh theo cách này bởi các nhà lọc dầu nợ ngân hàng và gánh nhiều chi phí cố định khác, đồng thời họ phát hiện ra dù có hoạt động lỗ vốn, họ vẫn có thể trả một số khoản nợ.

425 1 Su Cao Tay Cua Rockfeller Trong Thoi Ky Hon Loan

Ảnh: Lyellcollection.

Hiển nhiên, họ không thể thua lỗ tiền bạc vô hạn định, nhưng khi cố gắng trì hoãn phá sản, sản lượng của họ sẽ kéo giá dầu sụt giảm tới mức bất lợi cho mọi người.

Do đó, xuất hiện một hiệu ứng ngược của bàn tay vô hình: Mỗi nhà lọc dầu, theo đuổi lợi ích cá nhân của mình, đã gây ra nỗi khổ sở cho tập thể. Rockefeller từng nói: “Mỗi người đều làm ra vẻ phải đấu tranh gian khổ để thành công trong kinh doanh… Mặc dù khi làm vậy, anh ta chẳng mang lại gì cho bản thân và các đối thủ cạnh tranh ngoài thảm họa”.

Trong thời kỳ của hệ thống kế toán cũ, nhiều nhà lọc dầu có ý niệm rất mơ hồ về khả năng sinh lợi của họ hay gần như không biết đến ý niệm ấy. Rockefeller nhận xét: “Đôi khi, sự cạnh tranh khó khăn nhất không bắt nguồn từ các đối thủ mạnh, bảo thủ hay thông minh, mà từ những người bị che mắt hoặc ngu dốt về chi phí của bản thân, và dù sao đi nữa thì hoặc là họ phải tiếp tục hoạt động hoặc là sẽ phá sản”.

Điều khiến việc đóng cửa nhanh chóng nhà máy của các đối thủ trở nên quan trọng với Rockefeller. Ông đã vay rất nhiều tiền để xây dựng các nhà máy khổng lồ mà nhờ đó ông có thể cắt giảm mạnh đơn giá sản phẩm. Thậm chí cộng sự đầu tiên của ông, Maurice Clark, nhớ rằng “số lượng giao dịch được cậu ấy xem là điều cực kỳ quan trọng”.

Ban đầu, Rockefeller nhận ra rằng trong lĩnh vực kinh doanh lọc dầu cần rất nhiều vốn, thì quy mô tuyệt đối được coi là điều vô cùng quan trọng vì nó giúp chuyển dịch xã hội sang nền kinh tế quy mô.

Một lần, khi mô tả “nguyên tắc thành lập” của Standard Oil, ông đã gọi đó là “lý thuyết của những nhà sáng lập… khối lượng càng lớn thì cơ hội càng nhiều, nhằm cung cấp cho công chúng sản phẩm rẻ hơn mà không có… tình trạng cạnh tranh khốc liệt - vốn phá hủy hoạt động kinh doanh vào cuối những năm 1860”.

Theo: ZING.VN


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài


Deprecated: htmlspecialchars(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /var/www/vhosts/tapchicanada.com/httpdocs/modules/mod_search/mod_search.php on line 44