Mỗi dịp Tết đến, hàng chục triệu người Việt lại hành hương về nơi họ từng gắn bó suốt tuổi thơ. Nơi đó có ông bà, cha mẹ, người thân thiết, một nơi ta không thể không về. Tết để sum vầy cũng mang ý nghĩa như ngày lễ Tạ ơn (Thanksgiving) của người Mỹ để sum họp gia đình.

1 Tam Nhin Va Parent Coaching

Nhớ lại năm 1964 khi mới 11 tuổi, tôi đi thu hoạch sắn cùng bố gần nông trường Đồng Dao, Ninh Bình. Tôi khoác cái bị với 6-7 ký sắn, còn bố tôi gánh hai thúng sắn khoảng 30 ký. Hai bố con đi bộ mất đúng một ngày hết 30 ki lô mét mới về đến quê ở Trường Yên. Dọc đường do mệt và đói lả, thằng cu lấy sắn trong bị vứt dần cho nhẹ nên về đến nhà chỉ còn hai củ.

Ngồi nghỉ dọc đường đúng chỗ chùa Bái Đính mới bây giờ, bố tôi bảo, con cố mà học nên người để không phải cầm cày và ăn sắn thay cơm. Cuộc đời trải dài suốt thế kỷ 20 của bố tôi gắn liền với chiến tranh liên miên, đói nghèo và mất mát, nên ông ước mong con cháu có học hành cho đỡ khổ. Ông chỉ dặn, con cứ đi thật xa, khi bố mẹ về già, con nhớ về thăm trong dịp lễ Tết là bố mẹ vui rồi.

Lời cha tuy ngắn gọn “cố mà học nên người” tưởng đơn giản nhưng để giúp đứa con 11 tuổi đến đích ở vài thập kỷ sau thì ông cũng phải cố gắng vượt bậc so với người khác. Bao năm ông kiên trì thức khuya dậy sớm để cày sâu cuốc bẫm, nấu cơm sớm cho con đi học. Con lớn đi học nghĩa là miệng ăn vẫn còn đó mà gia đình mất một lao động, chưa kể các chi phí học hành khác nào “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”.

Mẹ thấy tôi thắp đèn học khuya nên thường bảo tôi ngủ sớm cho đỡ tốn tiền dầu. Nhưng bố tôi gạt đi, để cho con học thì mới hết kiếp cầm cày, muốn con đi xa thì phải tốn dầu hỏa thắp đèn, không có gì tự nhiên đến cả. Thời đó không có ai tư vấn mà bản năng làm cha của ông vẫn mách bảo rằng, ai có chữ người đó sẽ không chết đói.

Một góc nhìn mới về Parents Coaching

Năm 2004, tôi sang Mỹ làm việc dài hạn. Trong vai người cha thời hội nhập nuôi hai con nhỏ tuổi mầm non ở xứ sở xa xôi, tôi nhận ra ra nhiều điều.

Ở nhiều bang trên đất Mỹ, một học sinh phổ thông trên 15 tuổi rưỡi muốn tự do đi lại bằng xe hơi thì phải học lý thuyết và phải thi lấy bằng lái xe.

Cũng tầm tuổi đó trở lên, nếu muốn gội đầu cho người khác để kiếm tiền trong salon, bạn cần có chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ này dành cho những ai muốn làm phụ tá trong các tiệm chăm sóc sắc đẹp (salon assistant). Để có chứng chỉ, bạn phải hoàn tất chương trình học trong trường nghề và qua được kỳ thi tương ứng.

Người Singapore đã nhìn thấy tương lai đất nước mấy chục năm trước: hội nhập để Đảo quốc làm chủ tiến trình đó. Tri thức giúp họ coi cả thế giới “như cái làng”, làm việc ở đâu cũng được. Để có nền kinh tế tri thức 4.0 thì cải cách về giáo dục sao cho 20-30 năm nữa, thế hệ trẻ với truyền thống hiếu học có thể biến Việt Nam thành quốc gia tri thức như người láng giềng nhỏ bé. Hô hào 4.0 trên ti vi là chưa đủ.

Ở nhiều nơi trên thế giới, nếu muốn trở thành người làm việc chuyên nghiệp liên quan đến con người như luật sư, bác sĩ, y tá, nhà tham vấn tâm lý, giáo viên… bạn không thể bỏ qua giai đoạn học tập bài bản ở trường lớp để có quyền được hành nghề.

Tuy nhiên, chẳng ai bắt bạn phải có bất kỳ chứng nhận nào để làm một công việc khó khăn nhất hành tinh. Đó là công việc làm cha mẹ.

Làm cha mẹ là việc mà đòi hỏi sự hiểu biết toàn diện về nhiều khía cạnh như chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, y tế, giáo dục, an sinh xã hội, môi trường, tài chính gia đình, tâm lý phát triển, mối quan hệ và thậm chí cả vui chơi – giải trí cùng vô vàn kiến thức khác. Thời nay, người làm cha, làm mẹ cũng cần phải học tập không ngừng để đủ khả năng đồng hành cùng con trong quá trình chúng lớn lên.

Thế mà chẳng có người sắp làm cha làm mẹ nào cần phải chứng minh mình có đủ khả năng làm công việc đó. Họ chẳng phải tham gia khóa đào tạo hay thi cử gì cả. Họ cứ thế là sinh con ra và nuôi dạy chúng theo bản năng, theo truyền thống của gia đình và xã hội như bao thế hệ trước đó.

Tôi quen rất nhiều người thành đạt trong công việc. Họ là nhà sáng lập, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc hay giám đốc của các tập đoàn lớn. Là lãnh đạo cấp cao, điểm khác biệt quan trọng của họ với người khác nằm ở chỗ họ có tầm nhìn chiến lược dài hạn cho cả tổ chức. Họ có thể hình dung được tổ chức của họ sẽ có hình ảnh ra sao sau 10, 20, 50 hoặc thậm chí cả 100 năm. Họ cũng có thể xác định chính xác sứ mệnh và giá trị cốt lõi nào cần có để đạt được tầm nhìn đó. Họ giỏi giang trong việc kiếm tìm quản lý phù hợp ở các cấp sao cho việc vận hành hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, hàng quí không khiến tổ chức đi chệch khỏi đường ray dẫn đến tầm nhìn cao xa kia.

Thế nhưng khi về đến nhà, họ trở nên vô cùng lúng túng khi nuôi dạy một đứa trẻ. Bỏ chiếc mũ lãnh đạo xuống để đội chiếc mũ của người làm cha làm mẹ, họ không nhận ra rằng có nhiều điểm tương đồng giữa con đường hỗ trợ một đứa trẻ trưởng thành toàn diện với hành trình đưa công ty, tập đoàn hay một quốc gia đạt được tầm nhìn chiến lược.

Một người lãnh đạo xây dựng tầm nhìn chiến lược dài hạn là trở thành tổ chức tiên phong trên cả nước trong việc áp dụng công nghệ để tối đa hóa trải nghiệm của khách hàng. Như vậy, mọi hoạt động nội bộ và dành cho khách hàng đều giúp công ty đi gần với tầm nhìn hơn. Nếu hôm nào đi vi hành mà thấy khách hàng phải chịu nhiều thủ tục nhiêu khê do công nghệ lạc hậu, người lãnh đạo này sẽ phải tính lại bài toán đã đặt ra chứ không phải đuổi việc nhân viên hay đổ lỗi cho khách hàng. Tư duy hệ thống như vậy giúp lãnh đạo đặt ra bài toán hệ thống được giải bằng một đáp án cũng mang tính hệ thống.

Thế mà khi về đến nhà, tư duy hệ thống dường như biến mất không còn chút dấu vết. Cha mẹ không hình dung việc nuôi dạy một đứa trẻ cũng cần có tầm nhìn dài hạn. Rằng một ngày nào đó khi đứa con trưởng thành, nó sẽ là một hình ảnh trọn vẹn thế nào. Từ đó, mỗi giờ mỗi ngày, khi nuôi dạy con và biết rằng mọi hành động của mình cuối cùng chắc chắn sẽ dẫn đến hình ảnh đó. Nhưng không, cha mẹ không hình dung như thế. Cha mẹ thấy nó làm trái ý mình là trách mắng và trừng phạt. Họ chỉ muốn nhanh chóng sao cho đứa con nghe lời mình để còn đi làm việc khác. Cha mẹ không đủ kiên nhẫn với đứa con bé bỏng của mình như cách họ kiên nhẫn với sự bực mình của một khách hàng VIP. Vì thế, họ không “tính lại bài toán đã đặt ra” như họ vẫn làm khi ở trong văn phòng trụ sở sáng choang vào ban ngày trước giờ tan ca.

Ta hay khen Philippines có người giúp việc rất chuyên nghiệp tầm quốc tế, nhưng lại quên người Singapore chuyên làm tư vấn. Cách tư duy trong đào tạo giúp xây những con đường đi khác nhau trong hội nhập. Lương giúp việc 7 đô la/giờ chắc khác phí tư vấn 70 đô la/giờ.

Từ những thực tế trên, tôi nhận thấy sự căng thẳng trong gia đình giữa cha mẹ với nhau và với con trẻ ngày càng tăng cao. Bình thường, việc nuôi dạy trẻ đã là một công việc khó khăn đối với cha mẹ thì đại dịch Covid-19 lại khiến cho việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn. Cha mẹ phải đối mặt với nhiều rủi ro như mất việc, giảm thu nhập, sa sút sức khỏe thể chất và tinh thần, mất người thân, mức tiếp cận dịch vụ y tế suy giảm khiến họ càng kiệt sức hơn trong vai trò của mình.

Thông thường, khi mệt mỏi hay kiệt sức, cha mẹ người Việt sẽ ngó quanh để nhờ ông bà hai bên hay họ hàng hỗ trợ trong ngắn hạn. Họ chưa có khái niệm hay thói quen tìm đến những sự trợ giúp chuyên nghiệp, bài bản. Họ cũng không nhận được sự hỗ trợ mang tính hệ thống từ bên ngoài như ở các nước phát triển khác.

Ở Mỹ, khi đại dịch nổ ra khiến trẻ em không được đến trường, cha mẹ nhận được sự hỗ trợ từ nhà trường trong việc đảm bảo chất lượng học tập trực tuyến cho trẻ. Đồng thời, họ cũng nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan địa phương và quốc gia hoạt động vì trẻ em, phụ nữ và gia đình. Những gia đình khá giả hơn có thể tìm đến các dịch vụ trả phí theo nhu cầu như khai vấn về làm cha mẹ (parents coaching), tham vấn tâm lý, trị liệu tâm lý hay trị liệu gia đình.

Hiện tại ở Việt Nam, dịch vụ hỗ trợ gia đình trả phí vẫn còn xa xỉ đối với nhiều gia đình cho dù vai trò của nó là vô cùng quan trọng. Hy vọng trong tương lai gần, cha mẹ sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ từ hệ thống công cũng như có thêm nhiều lựa chọn đa đạng khác để họ làm tốt được công việc mang tính thách thức nhất hành tinh – công việc làm cha mẹ.

Và tầm nhìn…

Ở cấp vĩ mô, chúng ta định mở trường đào tạo người giúp việc gia đình để gửi đi lao động ở các nước hay tập trung đào tạo thế hệ trẻ trở thành những nhà tư vấn tương lai? Ta hay khen Philippines có người giúp việc rất chuyên nghiệp tầm quốc tế, nhưng lại quên người Singapore chuyên làm tư vấn. Cách tư duy trong đào tạo giúp xây những con đường đi khác nhau trong hội nhập. Lương giúp việc 7 đô la/giờ chắc khác phí tư vấn 70 đô la/giờ.

Người Singapore đã nhìn thấy tương lai đất nước mấy chục năm trước: hội nhập để Đảo quốc làm chủ tiến trình đó. Tri thức giúp họ coi cả thế giới “như cái làng”, làm việc ở đâu cũng được. Để có nền kinh tế tri thức 4.0 thì cải cách về giáo dục sao cho 20-30 năm nữa, thế hệ trẻ với truyền thống hiếu học có thể biến Việt Nam thành quốc gia tri thức như người láng giềng nhỏ bé. Hô hào 4.0 trên ti vi là chưa đủ.

Tôi nhớ bố tôi định để dành cho năm người con trai mỗi người một sào đất vườn tự khai khẩn ở quê. Nhưng khi chuyển nhà đến địa điểm mới, mỗi gia đình chỉ được cấp một sào. Khi đó, ông bảo các con phải tự lo lấy thân, không nên quanh quẩn sau lũy tre mà hãy đi xa là tốt nhất. Bố tôi mong con đi xa vì ông đã đi bộ cả tháng trời sang Lào “hội nhập” để kiếm ăn từ những năm 1930 khi ông còn chưa tròn 15 tuổi.

Nhớ lần khác, tôi về thăm viện khoa học nơi tôi từng gắn bó 17 năm. Gặp nhau ai cũng chia sẻ niềm vui vì con cái hầu hết vào đại học. Họ mong con ra trường, có công ăn việc làm ổn định và dựng vợ gả chồng gần để có thể ở cạnh con cháu suốt đời. Có người khoe mua được miếng đất 50-60 mét vuông dành cho con.

Tôi bảo, “xây nhà ống làm gì cho Hà Nội thêm nhếch nhác. Chúng không ở những nhà đó đâu mà sẽ vào Sài Gòn, sang Singapore hay Úc làm việc. Bán đất lấy tiền cho con học thêm để trở thành người quốc tế. Khi đã tự tin rồi, các cháu ở đâu chẳng được. Lấy vợ Tây được càng tốt”. Quả thật, nhiều người trong số họ có con thành công dân toàn cầu. Khi bố mẹ muốn gửi tiền sang giúp đỡ, chúng không nhận vì lẽ ra phải giúp ngược lại cho bố mẹ nơi quê nhà.

Thời kỳ hội nhập, nhiều quốc gia quan ngại tình trạng chảy máu chất xám. Tuy nhiên, nếu môi trường làm việc tốt thì chất xám sẽ quay về và kéo theo nhiều chất xám khác. Nếu chính sách và lương bổng không hợp lý thì dù có bị giam cầm, chất xám cũng “vượt biên”. Bốn mươi năm trước, Trung Quốc đưa mấy trăm ngàn thanh niên đi du học nhưng đa phần không trở về. Ông Đặng Tiểu Bình không lo vì ông tin vào nền văn hóa Trung Hoa lâu đời giúp người Hoa gắn kết. Sau mấy chục năm đổi mới, những người Hoa đó quay về xây dựng Bắc Kinh, đưa tàu lên vũ trụ. Người ở lại phương Tây sẽ có “Vạn Lý Trường Thành văn hóa” nhắc nhở về nguồn gốc khi quyết định những vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Chất xám còn đó, đâu có chảy đi mất, hôm nào đó sẽ về quê bởi cha mẹ học làm cha mẹ bài bản thì con cháu khó quên.

Người Việt tha phương muôn nơi và thành đạt cũng không ít. Họ gửi tiền về giúp người thân và vì mục đích nhân đạo. Một số đồng nghiệp người Việt của người viết bài này đã soạn thảo những dự án vài trăm triệu đô la do quốc tế tài trợ để giúp Việt Nam cất cánh. Mong muốn kiều dân bỏ nước sở tại về xây dựng đất nước là không tưởng vì họ còn gia đình và công việc ở đó. Chúng ta cần họ và con cháu coi Việt Nam là tổ quốc thứ hai. Sức mạnh “cây gậy tầm vông chất xám” của dân tộc Việt nằm ở sự liên kết đó. Còn làm thế nào, xin nhường cho các vị lãnh đạo, nhất là các ngài Đại sứ của ta tại các nước bạn. Khẩu hiệu, cờ phướn hay visa và các chuyến bay giải cứu với giá trên trời thời Covid thì chưa đủ để chất xám quay về dù cha mẹ họ dặn đừng quên quê cha đất tổ.

Bố mẹ của tôi đã khuất bóng hàng chục năm rồi nhưng mỗi dịp xuân về tôi vẫn khăn gói quay về cố hương. Ông bà đã cho tôi một hành trang vào đời mang nặng tình quê từ nửa thế kỷ trước và nơi ấy luôn và sẽ đủ sức hấp dẫn để dẫn lối tôi về mà người cha không biết rằng, ông đã may mắn làm như sách dạy về Parent Coaching, rằng muốn con đi xa thì phải tốn dầu hỏa thắp đèn từ tuổi thơ.

Hiệu Minh


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài


Deprecated: htmlspecialchars(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /var/www/vhosts/tapchicanada.com/httpdocs/modules/mod_search/mod_search.php on line 44