Canada có một chính sách rất hay mà có rất ít người biết đến, chỉ vừa rộ lên trong 1, 2 năm gần đây, đó là: “Du học sinh có thể đem theo vợ chồng, thậm chí là cả con cái qua Canada trong quá trình du học”.

Điều kiện để đem vợ chồng theo là như thế nào?

– Bạn là du học sinh toàn thời gian tại:

+ Trường công lập đào tạo sau trung học (post-secondary school), chẳng hạn như cao đẳng hoặc đại học, tại Canada

+Trường cao đẳng tư tại Quebec

+Trường tư thục thuộc Canada có quyền cấp bằng về mặt pháp lý theo luật tỉnh bảng (bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ)

– Và bạn có giấy phép học (study permit) còn hạn

Vợ/chồng (sau đây gọi tắt là người phối ngẫu – NPN) khi theo cùng du học sinh theo diện này sẽ có giấy phép làm việc (Open Work Permit – OWP) tại Canada, với giấy phép này, NPN có thể làm bất cứ việc gì hợp pháp, bất cứ đâu trên toàn Canada

Thời hạn của giấy phép làm việc là bao lâu?

Bằng thời hạn với giấy phép học của du học sinh.

Cách nộp hồ sơ xin visa như thế nào?

Mình đã hướng dẫn cụ thể ở một note khác, các bạn check lại group nhé.

(Source từ website của sở di trú Canada: https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/services/study-canada/work/help-your-spouse-common-law-partner-work-canada.html)

KẾ HOẠCH ĐỊNH CƯ

Express Entry là gì?

Quay trở lại diện mình đã nhắc ở trên là Express Entry. Express Entry là một chương trình được cơ quan di trú Canada (CIC) thiết lập từ năm 2015 để thu hút nguồn nhập cư trẻ, có học thức vào Canada. Nói một cách đơn giản dễ hiểu, chương trình này sẽ xét điểm hồ sơ dựa trên các yếu tố: tuổi tác, ngôn ngữ, học thức, kinh nghiệm làm việc, thành viên trong gia đình, level công việc.v.v… Hồ sơ này được xét duyệt tương tự như thi đại học, mỗi đợt xét người ta sẽ lấy từ cao xuống thấp cho đến khi bằng với số lượng người mà họ mong muốn. Nếu bạn bằng hoặc lớn hơn “điểm sàn” thì bạn sẽ đậu. Và mỗi tháng sẽ có 2-3 đợt xét như vậy.

Hệ thống xét điểm này gọi là Hệ thống xếp hạng toàn diện – Comprehensive Ranking System (CRS). Các bạn có thể dùng công cụ có sẵn trên website của CIC để tính thử điểm của mình hiện tại hoặc trong tương lai: http://www.cic.gc.ca/english/immigrate/skilled/crs-tool.asp

(Source: https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/services/come-canada-tool-immigration-express-entry.html

https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/services/immigrate-canada/express-entry/works.html

https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/services/immigrate-canada/express-entry/eligibility/criteria-comprehensive-ranking-system/grid.html)

2. Phân loại nghề nghiệp – National Occupation Classification (NOC)

Trong danh sách các yếu tố tính điểm CRS, có một yếu tố vô cùng quan trọng là Canadian Experience, do vậy các bạn cần phải hiểu rõ là Hệ thống phân loại nghề nghiệp tại Canada (NOC). Hệ thống này phân chia cấp bậc công việc từ cao đến thấp

-Cấp O: các công việc mang tầm trưởng phòng, giám đốc

-Cấp A: các công việc mang tầm chuyên gia, thường yêu cầu phải có bằng đại học

-Cấp B: các công việc có tính kỹ thuật, tay nghề cao, thường yêu cầu phải có bằng cao đẳng hoặc được dạy nghề

-Cấp C: các công việc trung bình chỉ yêu cầu bằng trung học hoặc được huấn luyện cơ bản liên quan đến công việc

-Cấp D: lao động phổ thông (chân tay).

Bạn có thể xem thêm các ví dụ cụ thể hoặc tìm tên công việc mình nhắm tới đang nằm trong cấp bậc nào tại đây: https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/services/immigrate-canada/express-entry/eligibility/find-national-occupation-code.html

257 1 Con Duong Du Hoc Dinh Cu Tai Canada Cho Vo Chong Gia Dinh

3. Các lựa chọn cho kế hoạch tương lai

Vậy với mục tiêu là định cư (xin Permanent Resident, gọi tắt là PR) theo dạng Express Entry – Canadian Experience Class thì các bạn có thể lên kế hoạch như thế nào?

3.1. Người phối ngẫu xin PR trước

Đây là con đường ngắn nhất nhưng khá khó “nhai”. Trong thời gian 2-3 năm du học sinh đang đi học, NPN sẽ tận dụng thời gian này để làm việc và ôn luyện tiếng anh. Mục tiêu lớn nhất của NPN là có được công việc toàn thời gian (full time) NOC level B trở lên và phải làm ít nhất 1 năm. Để kiếm được một job NOC level B khi vừa mới chân ướt chân ráo qua Canada là chuyện vô cùng trần ai, nhưng không phải là không thể đối với những ai thật sự có năng lực và nỗ lực hết mình cộng thêm sự may mắn (phần nhiều là do các mối quan hệ – networking).

Bên cạnh việc bảo đảm được công việc, NPN cũng phải tự ôn luyện tiếng anh ít nhất ở tầm Ielts General 7.0 thì mới có hi vọng đủ điểm CRS để xin định cư. Gánh nặng đè lên vai NPN là vô cùng lớn, nhưng đây là con đường ngắn nhất cho cả hai, chỉ mất tầm khoảng 3 năm.

3.2. Du học sinh tốt nghiệp diploma/ bachelor degree và có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp

Du học tại Canada, bạn có thể lựa chọn nhiều chương trình: post-graduate (1 năm), diploma/ advanced diploma (2-3 năm), bachelor degree (4 năm), master (1-3 năm). Sau khi tốt nghiệp, DHS sẽ được cấp giấy phép ở lại làm việc tại Canada (Post-graduate work permit – PGWP). Thời hạn của giấy phép này sẽ tùy thuộc vào độ dài của khóa học mà DHS đã tham gia. Thông thường với khóa 8 tháng – 1 năm, thời hạn PGWP là 1 năm, với khóa 2 năm trở lên thì PGWP có thể lên tới 3 năm.

(Source: https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/corporate/publications-manuals/operational-bulletins-manuals/temporary-residents/study-permits/post-graduation-work-permit-program.html)

Do vậy, thông thường lựa chọn hợp lý nhất cho đa phần các bạn là chương trình Diploma. Vì nếu học chương trình post-graduate 1 năm thì các bạn sẽ không đủ kiến thức cũng như thời gian để kiếm được 1 việc làm tốt tại Canada. Còn với những chương trình cao hơn, dài hơi hơn, các bạn sẽ cần đầu tư nhiều thời gian cũng như tiền bạc hơn. Nên nhớ hệ thống tính điểm CRS cũng tính cả yếu tố tuổi tác, điểm cao nhất khi các bạn ở tuổi 20-29, càng lớn tuổi thì điểm yếu tố này sẽ càng ít, chưa kể tuổi tác cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của bạn.

Nếu chọn chương trình Diploma, các bạn có thể ở lại Canada từ 2-3 năm để làm việc, Tuy nhiên, khoảng thời gian sau tốt nghiệp này chưa chắc NPN của bạn có thể được ở lại. Điều kiện để NPN được tiếp tục ở lại Canada là DHS phải kiếm được công việc NOC level B trở lên. Again, để kiếm được job NOC B cho một sinh viên bằng diploma mới ra trường cũng không phải việc dễ dàng. Áp lực và gánh nặng lúc này sẽ đè lên vai DHS. Nhưng kế hoạch này cũng mất chỉ tầm 2-3 năm và dù gì cũng dễ dàng hơn so với việc trao trách nhiệm cho NPN – hiện chưa có bằng cấp tại Canada như kế hoạch 3.1 ở trên.

(Source: https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/corporate/publications-manuals/operational-bulletins-manuals/temporary-residents/study-permits/post-graduation-work-permit-program.html#cons11

https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/corporate/publications-manuals/operational-bulletins-manuals/temporary-residents/foreign-workers/exemption-codes/public-policy-competitiveness-economy.html#skilled-workers)

257 2 Con Duong Du Hoc Dinh Cu Tai Canada Cho Vo Chong Gia Dinh

3.3. Người phối ngẫu đi học sau khi DHS tốt nghiệp

Đây là một phương án tốt để lựa chọn sau khi phương án 1 và 2 ở trên đều không thành công. Nói một cách đơn giản, sau khi vợ học xong thì đến phiên chồng học  Dù sao để tồn tại lâu dài tại Canada thì cả 2 vợ chồng đều nên có bằng cấp ở đây để đảm bảo được một tương lai vững chắc. Trong khi NPN tiếp tục đi học, thì DHS có thể làm việc và xin PR được trước khi NPN học xong. Để làm được điều này thì các bạn cần có sự chuẩn bị về mặt tài chính dài hơi cho cả hai. Nếu các bạn thành công được ở phương án 2, và người còn lại tiếp tục đi học thì các bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền khi người còn lại đi học. Vì học phí dành cho người nước ngoài sẽ gấp 3 lần học phí cho người Canada/ người có PR tại Canada.
Với phương án này, các bạn có khi mất từ 5 đến 8 năm để hoàn thành được con đường định cư, tuy nhiên, áp lực sẽ chia đồng đều lên 2 người và có vẻ là phương án khả thi nhất.

257 3 Con Duong Du Hoc Dinh Cu Tai Canada Cho Vo Chong Gia Dinh

3.4. DHS tốt nghiệp master (Masters Graduate Stream)

Ở rất nhiều tỉnh bang tại Canada như Quebec hay Ontario, DHS tốt nghiệp master có thể xin ở lại định cư ngay sau khi tốt nghiệp mà không cần có job. Diện này gọi là Masters Graduate Stream, thuộc chương trình định cư tỉnh bang, không nằm trong diện Express Entry. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng thực tế mỗi lần nộp hồ sơ là một lần trần ai với hệ thống mạng thường xuyên quá tải khi tỉnh mở đợt nộp hồ sơ, chưa kể thời gian xét duyệt cũng vô định, có khi tới vài năm (trong khi thời gian xét duyệt Express Entry chỉ tầm vài tháng). Các bạn có thể thử tìm hiểu chương trình MGS của Ontario tại đây http://www.ontarioimmigration.ca/en/pnp/OI_PNPSTUDENTS_MASTERS.html

“Vạn sự khởi đầu nan”. Hi vọng anh chị/ các bạn cũng như vợ chồng mình đều có thể quyết tâm và cố gắng, thông hiểu và yêu thương nhau vượt qua khó khăn để vì một tương lai sáng hơn cho thế hệ con cháu chúng ta.

ĐỖ LIỄU


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài


Deprecated: htmlspecialchars(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /var/www/vhosts/tapchicanada.com/httpdocs/modules/mod_search/mod_search.php on line 44