Sau đó phía còn đưa chứng cớ, do điệp viên của họ đang phục vụ trong quân đội Ukraine cung cấp.
Bộ máy tuyên truyền Nga đưa tin: "Nga phá hủy 6 F16 ở sân bay Odessa".
Họ cũng trưng "bằng chứng bằng các hình ảnh sân bay bị phá hủy, máy bay tan nát".
Nhưng đây không phải ảnh của sân bay Odessa mà là một căn cứ quân sự ở Novofedorivka ở Crimea. Và hình ảnh này vô tình tiết lộ hậu quả của vụ Ukraine tấn công sân bay này vào mùa hè năm 2022.
Một ảnh chụp màn hình khác trưng "bằng chứng" cho thấy cận cảnh một chiếc F-16 bị phá hủy.
Chú thích của bức ảnh khẳng định nó cũng được chụp ở Odesa, nhưng thảm cỏ xanh mướt trong bức ảnh cho thấy rõ rằng nó không thể được chụp ở Ukraine vào cuối tháng 12.
Bản thân bức ảnh cũng dễ dàng được xác định là hậu quả của một sự cố xảy ra vào năm 2018 tại Căn cứ Không quân Florenn ở Bỉ.
Trước đó, không quân Ukraine tuyên bố đã bắn rơi ba cường kích - ném bom Su-34 Nga ở mặt trận phía nam vào ngày 22/12.
Trong ngày Giáng sinh (25/12), không quân Ukraine thông báo bắn rơi một máy bay Su-34 Nga ở Mariupol và một máy bay chiến đấu Su-30 ở Biển Đen .
Quân đội Ukraine thông báo bắn rơi 4 máy bay, 5 UAV và một tên lửa hành trình của Nga chỉ trong ngày 24.9, trong đó có một chiếc Su-34 bị hạ tại Kharkiv và được quay phim lại.
Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine ngày 25.9 thông báo trên Twitter rằng các lực lượng đã bắn hạ 2 tiêm kích Su-30SM, 1 tiêm kích bom Su-25SM, 1 tiêm kích bom Su-34, 5 máy bay không người lái (UAV) và 1 tên lửa hành trình chỉ trong ngày 24.9.
Hình ảnh từ các vụ việc Ukraine cho là máy bay Nga bị bắn hạ - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE DRIVE |
Quân đội Nga chưa lên tiếng về các thông tin này.
Việc Ukraine sở hữu các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa khiến các chiến đấu cơ chiến thuật của Nga không thể hoạt động ở độ cao bình thường nữa mà phải bay thấp hơn, do đó đi vào tầm bao quát của các hệ thống phòng không vác vai như Stinger.